Để hiểu sâu hơn về thực trạng này cũng như cách khắc phục, ba mẹ hãy cùng Dino Math tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé:  

  1. Tác hại của học “Vẹt”, học toán không đúng bản chất

1.1. Không hiểu sâu kiến thức, thiếu thực tế 

Học vẹt thường dẫn đến việc trẻ chỉ nhớ công thức mà không hiểu ý nghĩa thực sự của chúng. Điều này làm cho trẻ chỉ biết áp dụng công thức vào các bài toán cụ thể mà không có khả năng áp dụng kiến thức vào tình huống thực tế.  

Không ít trẻ mặc dù gặp những bài toán vô lý nhưng các con vẫn đưa ra đáp án như bình thường mà không đánh giá, phản biện lại đề bài với giáo viên về tính phi lý của bài Toán.  

  

Bài toán đang nổi tiếng trên MXH gần đây là một ví dụ cho việc đề toán thiếu tính thực tế, phi lý 

  1. Áp lực điểm số, mục đích học tập không rõ ràng

Khi trẻ chỉ học theo cách ghi nhớ mà không thực sự hiểu dẫn đến “học thuộc”, ghi nhớ nhiều nhất có thể khiến bản thân trẻ càng rơi vào áp lực, tạo nên nỗi sợ vô hình do sự sợ hãi không thể nhớ hết mọi chi tiết. Thậm chí còn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, gây phản ứng tiêu cực đối với môn Toán 

Việc học thuộc này còn khiến các con cảm thấy học toán vô nghĩa, không biết học để làm gì khi luôn phải nhồi nhét kiến thức để lấy điểm cao. Sau đó, các con nhanh chóng quên những gì mình đã học và rơi vào vòng xoáy học để lấy điểm.  

  1. Thiếu đi kỹ năng sống

Học thuộc làm giảm khả năng sáng tạo và linh hoạt trong giải quyết vấn đề của trẻ. Bởi thay vì tìm kiếm cách tiếp cận đa dạng, sáng tạo hay dành thời gian nghiền ngẫm bài toán thì các con thường gặp khó khăn khi đối mặt với những dạng toán mới.  

Môn toán vốn là một môn học có tính thực tiễn cao và thường gặp trong đời sống thường ngày. Vậy nên việc học mà không ứng dụng sẽ khiến kiến thức Toán trở nên lãng phí, trẻ thiếu đi kỹ năng sống mà vốn dĩ kiến thức toán có thể đem lại.  

  1. Áp lực từ gia đình và xã hội

Học vẹt có thể là kết quả của áp lực từ xã hội và gia đình, nơi trẻ thường đặt mục tiêu đạt điểm cao mà không cần phải hiểu sâu kiến thức. Khi bố mẹ quá kì vọng vào con cái sẽ khiến con cảm thấy áp lực, có suy nghĩ rằng nhất định phải điểm cao, nếu không sẽ bị ba mẹ la mắng, thầy cô quở trách.  

Chính áp lực này khiến các con càng rơi tình thế bị động, học vẹt để dù kiến thức con có nắm được hay không nhưng bạn luôn áp dụng mọi cách để có điểm cao.  Bởi trong suy nghĩ của nhiều bạn nhỏ giờ đây sẽ là học để có điểm cao để ba mẹ ghi nhận rằng mình đã nỗ lực.  

 

 

 Bệnh thành tích là một trong những yếu tố khiến trẻ chạy đua theo điểm số mà không thể học Toán đúng bản chất 

 

  1. Toán tư duy: Giải pháp cho tình trạng học toán không đúng bản chất 

2.1. Học thông qua trải nghiệm thực tế: 

Khác với việc học thuộc, học theo công thức, Toán tư duy đi sâu vào các ứng dụng mang tính thực tế. Đặc biệt, các con sẽ học và phát triển thêm các kỹ năng mềm, hiểu được những giá trị kiến thức thực tế mà Toán mang lại.  

Toán tư duy hiện nay đang là sự lựa chọn của nhiều ba mẹ nhằm giúp các con phát triển toàn diện về cả mặt kiến thức, tư duy, kỹ năng. Thông qua mỗi buổi học được lồng ghép các tình huống thực tế và trải nghiệm các hoạt động đa dạng, các con sẽ được gợi mở, tự do khám phá thế giới xung quanh dưới góc nhìn Toán học.  

2.2. Bài toán cần có ý nghĩa, tính ứng dụng: 

Thay vì tập trung giải một loạt các bài toán chỉ áp dụng công thức hay khô khan. Ba mẹ và thầy cô có thể tạo các bài toán có ý nghĩa và liên quan đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Như bài toán về tính thời gian, vận tốc, khối lượng,... được áp dụng rất nhiều trong đời sống. Qua đó giúp các con cảm thấy hứng thú và hiểu rõ về những giá trị mà môn Toán đem lại  

2.3. Tôn trọng sự sáng tạo, khuyến khích đổi mới.  

Toán tư duy cũng thúc đẩy các buổi thảo luận và làm việc nhóm hướng đến giải quyết từng bài toán nhất định giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp,  học cách lắng nghe, mở rộng tư duy và tăng khả năng suy luận.  

Tôn chỉ tôn trọng sự sáng tạo và khuyến khích đổi mới của toán tư duy không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học mà còn nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo, lòng yêu thích học tập, và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.    

  1. Kết luận 

Việc ứng dụng toán tư duy việc học Toán của trẻ không chỉ giúp giải quyết thực trạng học "vẹt" mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc này không chỉ thúc đẩy động lực học tập mà còn khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt trong giải quyết vấn đề, giúp trẻ xây dựng nền tảng tư duy vững chắc và thú vị đối với toán học.