Tại sao toán học lại quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ  

Toán học không chỉ là một môn học tại trường, mà còn là một môn học góp phần phát triển tư duy, trí não của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự học toán học không chỉ đơn giản là việc học số và các phép toán, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc và hoạt động của não bộ lên sự phát triển của trẻ về mặt tư duy, kỹ năng sống.  

Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Dino Math tìm hiểu sâu hơn về những tác động của Toán tư duy nhé lên sự phát triển của trẻ nhỏ nhé.  

  1. Khái niệm toán tư duy 

Toán tư duy là một phương pháp giáo dục toán giúp học sinh không chỉ đơn thuần là hiểu và áp dụng các kiến thức vào tính toán mà còn vào việc phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, và kỹ năng mềm.  

Qua đó, học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức và học được tư duy giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng tư duy logic thay vì phải học thuộc lòng, ghi nhớ từng phép tính, từng công thức. Điều này cũng đồng thời kích thích não bộ của trẻ, bổ sung những ký năng sống cần thiết hướng tới phát triển toàn diện. 

  1. Tại sao nên học Toán tư duy? 

Học toán tư duy đòi hỏi sự tập trung và tư duy logic, đặc biệt là giàu tính ứng dụng hơn rất nhiều so với cách học toán thông thường. Qua việc giải quyết các bài toán, toán tư duy giúp não bộ được kích thích hình thành các thói quen tư duy, tạo nền vững chắc cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Có thể kể đến một số lợi ích của Toán tư duy như sau: 

2.1 Tư duy giải quyết vấn đề  

Toán học không chỉ là về việc tính toán con số mà còn là về cách giải quyết vấn đề. Những bài toán thường đưa người học vào tình huống thực tế, yêu cầu tìm ra giải pháp phù hợp. Kỹ năng giải quyết vấn đề được nuôi dưỡng thông qua việc đối mặt với những thách thức toán học, giúp xây dựng lòng kiên nhẫn và sự sáng tạo trong việc tìm ra giải pháp. 

2.2. Kích thích phát triển trí não  

Các nghiên cứu hình ảnh não bộ đã chứng minh rằng việc giải những bài toán có tính tư duy cao giúp kích thích vùng não liên quan đến giải quyết vấn đề. Với độ tuổi mầm non, tiểu học - Lứa tuổi mà luôn được coi là thời điểm vàng cho việc phát triển trí não thì toán tư duy càng giúp phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc giúp trẻ phát triển trí tuệ toàn diện.   

2.3 Cảm quan về số học và tính linh hoạt  

Ba mẹ có bao giờ thắc mắc là tại sao nhiều bạn nhỏ có khả năng xử lý vấn đề rất nhanh, ứng biến vô cùng linh hoạt, thậm chí đưa ra những cách giải toán rất sáng tạo không? Việc ứng  

Tư duy toán học giúp phát triển sự linh hoạt trong trí não. Việc giải những bài toán phức tạp và đối mặt với các thách thức toán học giúp não bộ trở nên linh hoạt hơn trong việc xử lý thông tin và đối mặt với tình huống mới. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thích nghi và học hỏi của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.  

  1. Nên cho trẻ học toán tư duy từ khi nào? 

Thực ra không có một con số nhất định để giới hạn độ tuổi học tập của các bé bởi khả năng thích ứng và phát triển trí não của mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, việc bắt đầu giáo dục toán học tư duy cho trẻ nên được thực hiện từ giai đoạn sớm, khi trẻ còn ở độ tuổi mà não bộ đang phát triển mạnh mẽ và có khả năng học hỏi cao. Dưới đây là một số gợi ý từ Dino Math về thời điểm nên bắt đầu giáo dục toán học tư duy cho trẻ: 

 3.1 Giai Đoạn Trước 3 Tuổi: 

Giai đoạn trước 3 tuổi là thời kỳ mà trẻ bắt đầu tiếp xúc và có sự tò mò, mong muốn khám phá thế giới xung quanh đồng thời là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của não bộ. Do trẻ vẫn còn nhỏ nên chủ yếu việc học vẫn là thông qua tương tác với môi trường xung quanh. Vậy nên ở thời điểm này việc đầu tư vào xây dựng một môi trường khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển toán học sớm có thể mang lại những lợi ích lâu dài cho trí óc của trẻ. 

  1. 2 Giai đoạn từ 3-5 tuổi. 

Bước vào giai đoạn này, hầu như trẻ đã có khả năng hiểu và sử dụng các khái niệm cơ bản như số và hình học. Các hoạt động như đếm, so sánh kích thước, và phân loại có thể giúp trẻ phát triển khả năng tư duy toán học. 

Phương pháp học mà ba mẹ có thể ứng dụng trong thời điểm này cho bé để hỗ trợ tư duy toán học là thông qua hoạt động khám phá. Theo đó, ba mẹ đặt trẻ vào môi trường với đồ chơi và vật dụng khác nhau giúp trẻ tiếp xúc với nhiều khái niệm toán học thông qua chúng.  

Chẳng hạn, khi trẻ chơi với các khối hình học, các con sẽ không chỉ rèn luyện kỹ năng tư duy không gian mà còn học về số lượng, kích thước và trọng lượng thông qua việc so sánh các khối. Hơn nữa, việc thực hiện các hoạt động đơn giản như đếm các đối tượng quen thuộc như: bánh, gấu bông, hoa là cách tiếp cận phù hợp để cho trẻ làm quen với những khái niệm về số. 

3.3 Giai đoạn Tiểu Học: 

Giai đoạn tiểu học đánh dấu bước tiến lớn trong sự phát triển toán học của trẻ, khi các con có bước đầu tiếp xúc với những kiến thức toán học phức tạp hơn. Hầu như ba mẹ và thầy đã có thể sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, trò chơi, và vấn đề thực tế để thúc đẩy tư duy toán học của trẻ. 

Tại trường học, các con sẽ được giới thiệu với các khái niệm như cộng, trừ, nhân, chia, và học cách áp dụng chúng vào thực tế. Việc giải quyết các bài toán phức tạp cũng trở thành một phần quan trọng của quá trình học, giúp con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và hình thành lối tư duy hệ thống. Giai đoạn này cũng là lúc trẻ xây dựng nền tảng cho việc học toán học và sự phát triển trong các giai đoạn sau. 

Có thể nhận thấy việc học toán tư duy giúp trẻ không chỉ là việc thu thập kiến thức mà còn giúp các con phát triển thêm về mặt tư duy, kỹ năng sống. Từ đó, giúp việc học toán mở ra những cơ hội để con nâng cao kiến thức, hướng tới phát triển toàn diện.